Sức khỏe răng miệng > Chỉnh nha > Những điều cần biết về CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT

Những điều cần biết về CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT08:55 SA - 21/03/2013

Chỉnh hình răng mặt (CHRM) là một nhánh lớn của cây Nha khoa, chuyên sâu về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những lệch lạc của Răng – Hàm – Mặt...

Chỉnh hình răng mặt (CHRM) là một nhánh lớn của cây Nha khoa, chuyên sâu về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những lệch lạc của Răng – Hàm – Mặt Các Bác sỹ CHRM sử dụng các “khí cụ chỉnh hàm răng mặt” để di chuyển, sắp xếp lại các răng về vị trí tối ưu và điều chỉnh lại tương quan giữa 2 hàm cho đúng. Việc điều trị CHRM nhằm mang lại sự hài hòa cho gương mặt, đồng thời tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Một hàm răng đều đặn với tương quan 2 hàm tốt không những mang đến cho bạn một nụ cười hoàn hảo, cuốn hút mà còn tạo cho bạn sự lành mạnh, thoải mái trong những sinh hoạt hằng ngày có liên quan đến phức hợp Răng – Hàm như ăn nhai, phát âm v.v…

1.Tại sao tôi cần phải được điều trị CHRM?

Nếu bạn có một “khớp cắn xấu” (ví dụ: răng mọc chen chúc, lệch lạc, nghiêng, xoay, hô, móm, mất răng, thiếu răng v.v…) thì có thể bạn cần được điều trị CHRM.Nguyên nhân gây ra một khớp cắn xấu phần lớn là do di truyền, bẩm sinh, ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như tai nạn, mất răng sữa quá sớm hay quá muộn, thói quen xấu (mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở miệng v.v…) v.v…

Nếu không được điều trị, ngoài hậu quả là kém thẩm mỹ, một khớp cắn xấu có thể dẫn tới sâu răng, sưng đau nướu, dễ bị chấn thương răng (như trong trường hợp răng cửa quá chìa), khó khăn khi ăn nhai, phát âm, đau vùng mang tai, nhức đầu và nhiều vấn đề khác.

Kham-rang.jpg

Nên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những lệch lạc của Răng – Hàm – Mặt

 

2.Thời điểm nào là lý tưởng nhất để được điều trị CHRM?

Tuổi tốt nhất để được điều trị CHRM là khi trẻ được 12 hay 13 tuổi, khi các răng vĩnh viễn thường đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Ở tuổi này, xương hàm vẫn còn đang tăng trưởng nên bác sỹ có thể nới rộng hay hướng dẫn tạo hình lại xương hàm.

Tuy nhiên, từ khi được 7 tuổi, trẻ nên được Bác sỹ CHRM theo dõi, đánh giá để có thể phát hiện sớm những bất thường và có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn chúng phát sinh trong tương lai.

Đối với những trẻ có chỉ định được điều trị phòng ngừa CHRM, việc tiến hành điều trị sớm sẽ mang đến cho trẻ cơ hội được:

• Hướng dẫn sự phát triển của xương hàm một cách thích hợp.

• Giảm nguy cơ chấn thương do tai nạn ở những răng cửa quá chìa.

• Sửa những thói quen xấu gây nguy hiểm cho sự phát triển của Răng – Hàm như mút tay, đẩy lưỡi v.v…

• Phát hiện các bất thường ở giai đoạn sớm và giúp cho những can thiệp (nếu cần) trong tương lai được đơn giản và dễ dàng hơn.

• v.v…

3.Tôi có quá lớn tuổi để được điều trị CHRM không?

Mặc dù không phải ở trong độ tuổi lý tưởng, nhưng người lớn vẫn có thể được điều trị CHRM và càng ngày càng có nhiều người lớn quyết định được điều trị CHRM. Đa số họ nhận thấy rằng chăm sóc nụ cười là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe.

Thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn và có thể khó khăn hơn so với ở trẻ em vì cấu trúc xương mặt của người lớn đã không còn tăng trưởng. Tuy nhiên, người lớn có ý thức rõ ràng hơn và có thái độ hợp tác tích cực hơn.

4. Làm sao biết được con tôi có cần được điều trị CHRM sớm hay không?

Con bạn nên được khám răng định kỳ mỗi 6 tháng và các Bác sĩ sẽ có những lời khuyên nếu nhận thấy trẻ cần được can thiệp CHRM sớm. Có một số dấu hiệu về thói quen xấu mà bạn có thể tự nhận ra:

Răng sữa bị mất quá sớm hay quá muộn.

• Trẻ nhai, cắn thức ăn một cách khó khăn.

• Trẻ thở miệng.

• Trẻ có thói quen mút môi, mút tay.

• Trẻ có những răng vĩnh viễn đã mọc bị chen chúc, xoay, kẹt

• Trẻ hay cắn nhầm má khi ăn.

Răng và hàm không cân xứng với phần còn lại của gương mặt.

Khớp cắn xấu quan sát được ở trẻ 7 tuổi

5. Điều trị CHRM kéo dài trong bao lâu?

Thời gian điều trị trung bình là khoảng 2 năm, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của từng trường hợp, sức khỏe của răng, nướu, xương hàm và sự hợp tác, tuân thủ y lệnh của mỗi bệnh nhân.

6. Điều trị CHRM có làm hư hỏng răng của tôi không?

Bản thân những khí cụ chỉnh nha không làm hư răng của bạn, nhưng việc giữ vệ sinh kém và ăn uống nhiều thức ăn có đường sẽ phá hỏng răng của bạn. Mắc cài, khâu v.v… là những nơi lưu giữ thức ăn, nếu chúng không được làm sạch đúng mức, sâu răng và viêm nướu sẽ dễ xảy ra. Do đó, bạn phải chăm sóc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và đúng mức trong suốt thời gian điều trị.

7. Tôi phải chăm sóc răng và mắc cài như thế nào cho đúng?

Điều quan trọng là răng của bạn phải được kiểm tra thường xuyên bởi Nha sỹ trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn cần có thái độ chăm sóc vệ sinh răng miệng đặc biệt:

- Làm sạch răng kỹ lưỡng và cẩn thận mỗi ngày, cố gắng làm sạch những vùng kẽ răng (vùng giữa các răng). Những mắc cài rất nhạy cảm, do đó bạn phải cố gắng làm sạch chúng thật kỹ lưỡng nhưng cẩn thận, nhẹ nhàng để chúng không bị sút và rơi ra.

- Hạn chế tối đa các thức uống có gaz, thức ăn ngọt và việc ăn vặt giữa các bữa ăn chính. Những thức ăn quá cứng hay dai cũng có thể làm sút mắc cài. Tuyệt đối không nhai kẹo chewing – gum. Nếu muốn thưởng thức những thức ăn cứng, bạn phải cắt chúng ra thành những miếng nhỏ và nhai từ từ, nhẹ nhàng.

- Đánh răng sau khi ăn với kem đánh răng có flour và sử dụng nước súc miệng có flour để bảo vệ những vùng khó làm sạch bằng bàn chải.

Các bước chải răng

Chải răng đúng cách sẽ giúp phòng ngừa bệnh sâu răng

(Quang Tây - theo emcas.vn)


Đăng ký nhận tin Hỗ trợ trực tuyến

  • Yahoo Messenger
  • Skype

Liên kết logo

Quảng cáo