Khi uống, mà uống một hơi, thì nó đỡ hại hơn là cứ lâu lâu mình uống một chút, từ chút từ chút mà nó nhiều lần thì nó hại nhiều hơn là vậy. Thức ăn thì có những thức ăn có hại ví dụ như thức ăn mà nó dẻo, nó dính, thì tại vì thường mấy cái chất đó Nó vướng vô cái răng, cái men răng, nó tạo cho thành cái acid, nó sẽ ăn cái men răng, và những thức ăn mà nó sợi sợi thì nhờ mình ăn những cái chất đó nó cọ rửa cái răng thì nó bớt sâu răng.
Tốt nhất là khi mỗi lần ăn xong, nếu mình có thì giờ được thì mình chải răng. Do đó người ta khuyên mình, mỗi lần mình ăn xong thì mình nên đánh răng.
Ăn một cái chất gì thì mình phải xúc miệng liền, thì nó tốt hơn là để cứ ăn rồi mình để đó thì cái thức ăn nó chỉ cần đóng lên trên cái răng mình độ chừng hai chục phút, nó cũng có thể tạo thành một chất acid là bắt đầu nó làm hư cái men răng của mình, nó tạo thành sâu răng.
Bình Nguyễn: Bác sĩ nói rằng khi mà đồ ăn nó dính vô răng thì nó dễ gây cái chất acid và nó là sâu răng, thế thì Bác sĩ có thể phân loại được rằng trong 32 cái răng ở trong miệng của con người thì những cái loại răng nào dễ bị sâu răng nhất thưa Bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh: Thường thường đó thì bố mẹ hay không có để ý đến đứa trẻ, nó có 20 cái răng sữa. Khi nó 6 tuổi, thì nó có một cái răng hàm vĩnh viễn, tuốt ở trong, nó mọc ra ngay ở đàng cuối cái hàm. Bố mẹ thường khi tưởng là răng sữa. Cái răng đó là cái răng hàm thứ nhất, là cái răng dễ sâu nhất vì nó mọc sớm nhất.
Và khi cái răng hàm mới mọc ra, thì cái rãnh nó rất là sâu. Do đó mỗi lần cháu ăn vô những chất gì mà nó dính, thì nó dính vô trên cái rãnh của cái răng do đó nó làm sâu răng, là cái răng hàm thứ nhất là dễ sâu răng nhất. Và thứ nhất lứa bé nó được 6 tuổi, nó không biết đánh răng kỹ, bố mẹ lại tưởng là răng sữa, thì cái răng đó dễ sâu răng nhất.