Tin tức & sự kiện > Thông tin sức khỏe > Công cụ sàng lọc độc đáo - giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Công cụ sàng lọc độc đáo - giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ08:49 SA - 13/04/2013

.

Bất dung nạp đường tiêu hóa ở trẻ hiện là một vấn đề phổ biến. Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2012 cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi thường gặp các vấn đề về dung nạp khi sử dụng sữa công thức. Có đến 56% hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh, 47% táo bón, 44% đau quặn bụng, 65% tiêu chảy và 34% nôn trớ…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy khó khăn trong việc chẩn đoán vấn đề này đối với cả bác sĩ nhi khoa và các bậc phụ huynh.
Giờ đây, đã có thêm công cụ sàng lọc độc đáo để chẩn đoán và xử trí hiệu quả các triệu chứng không mong muốn này.

Bất dung nạp đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ - không nên xem thường

Chia sẻ về vấn đề dinh dưỡng của trẻ, GS.TS.BS. Nguyễn Gia Khánh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhi Khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội Tiêu hóa Nhi khoa, cho biết: “Mỗi trẻ có nhu cầu ăn uống khác nhau, và những gì có thể phù hợp đối với khẩu phần ăn của trẻ này có thể không phù hợp với trẻ khác”.

Những tháng đầu sau khi sinh, hệ tiêu hóa của trẻ dần thích nghi với các chất dinh dưỡng khác nhau để tăng cường chức năng hấp thụ và miễn dịch. Giai đoạn này, trẻ có thể bị nhiều rối loạn về tiêu hóa, nhưng đa số các trường hợp đều không được chỉ định nhập viện theo dõi. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này còn phải kể đến là kỹ thuật cho ăn, khẩu phần ăn, protein, lactose hay prebiotic trong bữa ăn của trẻ. Trong một số trường hợp, các bác sĩ nhi khoa và các nhân viên y tế cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và lên phác đồ điều trị đối với một vài tình trạng tiêu hóa ở trẻ.


Công cụ sàng lọc độc đáo - giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ 1
 
Trẻ thường có các triệu chứng tiêu hóa: quấy khóc, đầy hơi, táo bón...

Khi xảy ra tình trạng không dung nạp ở trẻ, các bà mẹ thường có khuynh hướng tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng khác cho con mình. Đã có khoảng 25% trẻ sơ sinh được thay đổi sữa công thức trong 4 tháng đầu đời và 47% trẻ sơ sinh được thay đổi sữa công thức trong 6 tháng đầu đời, và có đến 67% trẻ nhỏ được chuyển sang sữa công thức có nguồn gốc sữa bò. Tuy nhiên việc chuyển đổi nếu không phù hợp có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề dung nạp ở trẻ, dẫn đến tình trạng kém tăng trưởng, thậm chí suy dinh dưỡng.

Công cụ mới trong chẩn đoán và xử lý vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các vấn đề dung nạp ở trẻ và cân nhắc thận trọng trước khi chuyển đổi sữa công thức cho trẻ, Hội Nhi Khoa Việt Nam (VPA) đã phối hợp với Abbott giới thiệu chương trình “Hướng dẫn thực hành giải quyết các triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ” với công cụ sàng lọc mới (GPS). Bộ công cụ này bao gồm 5 lưu đồ nhằm giúp các bác sĩ nhi khoa và đa khoa dễ dàng chẩn đoán và xử lý tốt hơn các triệu chứng phổ biến về tiêu hóa ở trẻ em. Các lưu đồ này do các chuyên gia quốc tế về tiêu hóa nhi và dị ứng nhi từ châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Hoa Kỳ cùng nhau nghiên cứu và phát triển.

Chia sẻ về lợi ích của GPS, GS.TS.BS. Nguyễn Gia Khánh cho biết: “Các lưu đồ này sẽ cung cấp cho các nhân viên y tế một tiêu chuẩn về chăm sóc để có thể chẩn đoán và xử lý các triệu chứng bất dung nạp phổ biến”.

Theo đó, GPS với 5 lưu đồ riêng biệt hỗ trợ bác sĩ nhi khoa chẩn đoán tại chỗ để đánh giá và xử lý 5 triệu chứng tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ gồm: quấy khóc/đầy hơi, táo bón, trào ngược, đau quặn bụng và dị ứng đạm sữa bò. Nhờ đó,các bác sĩ có thể tư vấn phát đồ dinh dưỡng hợp lý và khuyến nghị công thức sữa phù hợp.

 
Theo THẢO NHI - Suckhoe&Doisong

Thực tế rất nhiều bậc phụ huynh không biết lý do vì sao con mình gặp phải các vấn đề bất dung nạp tiêu hóa và họ thường “hành động” bằng việc đổi sữa cho con. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nếu không phù hợp có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề dung nạp ở trẻ, dẫn đến tình trạng kém tăng trưởng, thậm chí suy dinh dưỡng.
 

 

Các bài viết khác

Kết quả hiển thị từ 161-161 (trên 161 mục)
 |<  <  8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 >  >|

Đăng ký nhận tin Hỗ trợ trực tuyến

  • Yahoo Messenger
  • Skype

Liên kết logo

Quảng cáo