Một hóa chất mới được tìm thấy trong thịt đỏ có thể lý giải tại sao việc ăn quá nhiều thịt bò hay thịt lợn muối xông khói lại có hại cho quả tim của bạn, các nhà khoa học Mỹ cho biết.
Một hóa chất mới được tìm thấy trong thịt đỏ có thể lý giải tại sao việc ăn quá nhiều thịt bò hay thịt lợn muối xông khói lại có hại cho quả tim của bạn, các nhà khoa học Mỹ cho biết.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, chất carnitine trong thịt đỏ khi vào đường ruột được vi khuẩn phân hủy, làm kích hoạt một chuỗi phản ứng, kết quả là tạo ra hàm lượng cholesterol cao và dẫn đến sự gia tăng bệnh tim mạch.
|
Ảnh: BBC. |
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu lập luận rằng việc ăn thịt đỏ thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe. Tại Anh, chính phủ còn đề nghị mỗi người không nên ăn quá 70g thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn (như thịt muối, thịt xông khói...) mỗi ngày - tương đương với hai lát thịt lợn muối xông khói.
Người ta vẫn cho rằng việc chứa nhiều chất béo bão hòa và cách chế biến của loại thịt này là thủ phạm gây ra bệnh tim. Song, các nhà khoa học cũng cho rằng câu chuyện không dừng lại ở đó.
"Lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thịt đỏ không phải là cao, và do đó phải có yếu tố khác góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch trong loại thịt này", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Stanley Hazen cho biết.
Các thí nghiệm trên chuột và người cho thấy các vi khuẩn trong đường ruột có thể ăn carnitine, bẻ gẫy nó thành một loại khí. Ở trong gan, khí này được chuyển hóa thành hóa chất TMAO, đây là chất có mối liên hệ mạnh mẽ tới việc lắng đọng mỡ trong mạch máu - yếu tố có thể dẫn tới bệnh tim.
Tiến sĩ Hazen cho rằng TMAO thường bị bỏ quên, vì nó là một sản phẩm phụ vô ích, nhưng hóa ra lại có ảnh hưởng đáng kể đến cơ chế gây tích lũy cholesterol (loại mỡ do gan sinh ra) trong cơ thể.
"Phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng thịt nhạt màu tốt hơn thịt đỏ. Tôi thường xuyên ăn thịt đỏ 5 ngày mỗi tuần, và giờ đây tôi phải cắt giảm xuống chưa đầy một lần trong hai tuần, hoặc ít hơn nữa", ông nói.
T. An (theo BBC) - Vnexpress.net